Vu Lan là dịp để những người con sống chậm lại để yêu thương, để hướng về gia đình giữa cuộc sống ngày càng xô bồ, khắc nghiệt ngoài kia. Vậy liệu bạn đã biết lễ Vu Lan là gì? Tại sao lại mang ý nghĩa quan trọng như vậy hay chưa? Hãy cùng Viện Y Dược Quân Dân Y Việt Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Lễ Vu Lan là gì?
Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính, có ý nghĩa trọng đại nhất của Phật Giáo. Trong những ngày này, những người con sẽ dành cả lòng thành của mình để báo hiếu, tưởng nhớ công ơn đến cha mẹ và tổ tiên. Đồng thời ngày lễ còn giáo dục, khuyến khích mọi người nên biết trân trọng những gì mình đang có và biết cách thể hiện lòng biết ơn đến bậc sinh thành của mình.
Theo ghi chép trong “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” của Ngô Sỹ Liên. Lễ Vu Lan được du nhập vào nước ta từ sớm (từ năm 1072). Và có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của dân ta. Ngay cả vua Lý Nhân Tông cũng đã từng lập đàn cầu siêu cho cha mẹ.
Qua thời gian, lễ Vu Lan ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Nó không chỉ là ngày lễ dành riêng cho Phật tử nữa, mà đã trở thành truyền thống về tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của người Việt.
Lễ Vu Lan là một mùa lễ mang đậm tính nhân văn, đồng thời làm rạng rỡ thêm đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc. Thể hiện sự tôn trọng và tri ân của con cháu đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Các hoạt động tôn vinh thường được tổ chức như: cúng dường, dâng hoa, dâng nước, tổ chức pháp thoại thuyết giảng về ý nghĩa của Vu Lan báo hiếu.
2. Nguồn gốc lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan, ngày lễ này xuất phát từ một sự tích của Phật giáo được ghi trong kinh Vu Lan Bồn. Đây là sự tích cứu mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ của Đại đức Mục Kiền Liên (một trong những vị đại đệ tử đáng kính của Phật Thích Ca).
Theo kinh “Vu Lan Bồn”, khi ngài Mục Kiền Liên đạt được chính quả, ngài đã dùng tuệ nhãn tìm kiếm khắp nơi trong trời đất để tìm mẹ của mình là bà Thanh Đề. Ngài đã thấy mẹ mình đang ở trong loài ngạ quỷ nơi địa ngục, bị đói khát hành hạ khổ sở vì nhiều nghiệp ác đã gây ra lúc sinh thời.
Vì hiếu thảo, thương mẹ ngài đã xuống cõi quỷ, dâng bát cơm đầy cho mẹ, mong bà vơi đi cảnh đói khát. Tuy nhiên, vì phải trả giá cho ác nghiệp của mình, khi thức ăn vừa đưa lên đến miệng thì cơm biến thành lửa đỏ.
Không cầm lòng được trước tình cảnh ấy, Mục Kiền Liên đã quay về cầu cứu Đức Phật, mong tìm được cách cứu mẹ. Khi ấy, Phật đã chỉ dạy rằng: Ngươi dù thần thông quảng đại tới đâu cũng chẳng đủ sức để cứu mẹ mình. Cách duy nhất là nhờ sự hợp lực của các chư tăng khắp mười phương hồi hướng, công đức để tiêu trừ nghiệp ác mới có hy vọng thoát được. Và ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để thỉnh chư tăng, sắm sửa làm lễ cúng dường Tam Bảo để cứu lấy phước cho mẹ.”
Tuân theo lời Phật dạy, Mục Kiền Liên đã giúp mẹ giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Bên cạnh đó, kinh Vu Lan Bồn còn chép, Đức Phật cũng nói thêm: “Chúng sinh ai muốn báo hiếu cha mẹ thì cũng nên tuân theo cách này.” Từ đó, lễ Vu Lan báo hiếu ra đời và phát triển cho đến ngày nay.
3. Ý nghĩa lễ Vu Lan là gì?
3.1. Ý nghĩa đối với Phật Giáo
Trong đạo Phật, Vu Lan là được coi là một trong những ngày lễ quan trọng và trang trọng nhất trong năm. Do đó, trong mùa Vu Lan, các tín đồ thường đến chùa để cầu siêu cho những người đã khuất. Đồng thời thực hiện hướng thiện, tích đức nhằm cầu mong được gia tăng phúc đức, giải trừ nghiệp chướng… cho các đấng sinh thành.
3.2. Ý nghĩa trong văn hoá Việt Nam
Ngoài ý nghĩa tôn giáo, lễ Vu Lan cũng mang trong mình nhiều ý nghĩa sâu sắc của dân tộc. Nó nhắc nhở mỗi người cần phải biết hướng về cội nguồn, về truyền thống hiếu đạo, tôn kính tổ tiên. Đặc biệt với những người còn cha, còn mẹ, phải biết tìm về để yêu thương, tỏ lòng biết ơn và báo hiếu với họ vì công ơn sinh thành và nuôi dưỡng mình.
Trong thời gian lễ Vu Lan, có nhiều hoạt động văn hoá truyền thống được diễn ra. Đặc biệt là vào đêm Rằm tháng 7 âm lịch, người dân thường tổ chức các lễ hội Vu Lan với nhiều hoạt động phong phú. Một số hoạt động nổi bật có thể kể đến như: Diễu hành, văn nghệ, các phong tục cúng bái, tặng quà cho các linh hồn.
Lễ Vu Lan càng trở nên nhân văn hơn khi thể hiện được lòng hiếu kính và tinh thần đền ơn đáp nghĩa của dân tộc. Những hoạt động xã hội ý nghĩa như bảo vệ, chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn càng được đẩy mạnh trong những ngày này.
Do đó, Vu Lan không chỉ là dịp lễ quan trọng của Đạo Phật mà đã trở thành một phần của văn hoá truyền thống dân tộc Việt. Mà ở đó các giá trị gia đình, tình cảm đồng bào, sẻ chia trong xã hội được đề cao hơn bao giờ hết.
4. Lễ Vu Lan làm gì?
4.1. Những điều nên làm trong tháng lễ Vu Lan là gì?
- Làm cơm cúng ông bà, tổ tiên. Mâm cơm cúng là một nghi lễ cổ truyền của dân tộc. Dù đơn giản hay cầu kỳ, dù cơm chay hay mặn, thì điều quan trọng nhất khi làm mâm cúng đó là lòng thành kính đối với tổ tiên.
- Đi chùa cầu bình an cho gia đình, cha mẹ. Lễ Vu Lan có nguồn gốc từ Đạo Phật. Vì vậy đây là một dịp rất ý nghĩa để bạn cùng gia đình đến chùa để cầu bình an, gắn kết tình cảm gia đình.
- Thăm viếng mộ tổ tiên. Vu Lan là thời gian để bạn tri ân, hướng về nguồn cội. Do đó bạn nên dành chút ít thời gian để đến thăm viếng, chăm sóc cho phần mộ của tổ tiên để bày tỏ lòng tưởng nhớ của mình. Đồng thời để cầu nguyện gia tiên phù hộ cho gia đình bình an và mạnh khoẻ.
- Mua quà tặng cho ông bà, cha mẹ. Với nhiều người, việc bày tỏ tình cảm qua lời nói là một chuyện không hề dễ dàng. Vì vậy việc lựa chọn và tặng cho ông bà, cha mẹ một món quà ý nghĩa thay cho lời muốn nói là một lựa chọn tuyệt vời. Những món quà giúp chăm sóc, cải thiện sức khỏe là một lựa chọn phổ biến với nhiều người. Đặc biệt là với những bạn có cha mẹ đang bị bệnh, những món quà về sức khoẻ sẽ càng thiết thực hơn bao giờ hết.
Thấu hiểu được tình cảm, mong ước cho người thân luôn khoẻ mạnh, Viện Y Dược Quân Dân Y Việt Nam cho ra mắt bộ sản phẩm bổ sung sức khỏe cho người cao tuổi CỰC KÌ NỔI TRỘI:
- Công thức nhập khẩu!
- Dập tem Bộ Y Tế khẳng định chất lượng vượt trội phù hợp người Việt Nam!
- Giá thành cực kì cạnh tranh!
- Tư vấn 24/24h
- Sử dụng dễ dàng
>>> Xem ngay sản phẩm: Sữa tiểu đường BBcare Diabetes ĐỂ HIỂU RÕ THÀNH PHẦN – SỰ NỔI TRỘI TỐT NHẤT từ trước tới nay!
4.2. Những điều không nên làm trong ngày lễ Vu Lan
- Tránh sát sinh. Dân tộc ta có quan niệm, sát sinh vào tháng 7 âm lịch sẽ khiến các thành viên trong gia đình gặp nhiều điều không may. Do đó, vào ngày lễ Vu Lan, bạn nên phóng sinh, ăn chay và làm việc thiện để tích đức cho bản thân và gia đình thay vì sát sinh tạo nghiệp.
- Tránh làm điều xấu. Theo Đạo Phật, những người làm nhiều việc xấu sẽ phải nhận quả báo tương ứng. Do đó vào ngày này, bạn không nên cãi cọ, gây gổ, làm điều thị phi với người khác. Thay vào đó hãy làm việc thiện, giúp đỡ người khác để gia đình được mạnh khoẻ, bình an.
- Tránh tổ chức các sự kiện quan trọng như cưới hỏi, khai trương. Tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn. Là tháng mà các vong linh dưới địa ngục được lang thang ở cõi trần nên tháng này không được may mắn. Vì vậy, trong tháng này bạn nên tránh tổ chức các sự kiện lớn, quan trọng để tránh rủi ro.
Hy vọng bài viết “Lễ Vu Lan là gì?” đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về lễ Vu Lan. Phần nào giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về những việc nên tránh và nên làm trong tháng Vu Lan này. Nếu bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm sữa làm quà tặng cho cha mẹ. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0353 168 166 hoặc website: vienyduocquandany.vn. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn cho bạn!